image banner
Truyền thống văn hóa

Đặc điểm về phong tục, tập quán, tôn giáo

Hướng về cội nguồn, tổ tiên là bản chất tình cảm của con người. Với thành phần chủ yếu trong cộng đồng dân cư là người Việt (người Kinh), chịu ảnh hưởng sâu đậm tư tưởng của Phật giáo, luôn coi chữ hiếu là một trong những tiêu chuẩn của đạo đức cho nên phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên ở Hưng Điền rất được coi trọng. Cũng như bao người Việt Nam khác, chữ hiếu của người dân Hưng Điền không chỉ được thể hiện trong việc phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi còn sống mà khi những người này đã mất đi thì chữ hiếu còn được thể hiện qua việc cúng giỗ, kỵ cơm hàng năm... Trong ngày Tết Nguyên đán, bàn thờ tổ tiên luôn được trang hoàng và cúng tế rất trang trọng. súc

Bên cạnh đó, vốn là những cư dân nông nghiệp, lấy nông daid nghiệp là ngành sản xuất chính nên các tín ngưỡng và lễ nghi trong sản suất nông nghiệp được nhân dân Hưng Điền đặc biệt quan tâm. Đó là các nghi lễ cúng thần nông cầu cho mùa màng tươi tốt, nhân dân ấm no hạnh phúc. Trước đây, những nghi lễ này được thực hiện ở đình nhưng trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, những cơ sở tín ngưỡng dân gian ở Hưng Điền không còn nên ngày nay hầu hết các nghi lễ này đều được thực hiện tại gia.

Ngoài ra, còn có những tín ngưỡng xuất hiện trong quá trình giao lưu văn hoá với nhân dân Campuchia như tục cúng “ông Góc”, “ông Tý”... Dấu vết của hình thức tín ngưỡng này là tục buộc khăn đỏ vào một gốc cây khô rồi thả xuống nước cho trôi đi, ghe nào may mắn gặp thì cầu nguyện để đạt được điều mong muốn. Tuy nhiên, những hình thức tín ngưỡng này hiện nay không còn nữa.

Về tôn giáo, ở Hưng Điền A đồng bào theo 5 tôn giáo chính: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài, Tin Lành và Hòa Hảo, trong đó Phật giáo chiếm đa số. Trong quá trình khẩn hoang lập làng, cư dân Hưng Điền đã xem tín ngưỡng Phật giáo là chỗ dựa tinh thần để chống chọi lại với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Vì thế chùa Phật ở Hưng Điền đã được xây dựng khá sớm tại Gò Ô Chùa, nhưng tiếc rằng ngôi chùa này đã bị thời gian và chiến tranh phá hủy hoàn toàn. Tuy vậy, tư tưởng của Phật giáo đã ảnh hưởng khá sâu trong đời sống tinh thần của người dân Hưng Điền qua niềm tin vào nhân quả, luân hồi... Một số phong tục tập quán của nhân dân nơi đây như: cúng rằm, đi chùa, ăn chay... cũng xuất phát từ Phật giáo.

Là xã biên giới - nơi giao lưu, gặp gỡ của nhiều dân tộc nên Hưng Điền A chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau. Vì vậy, nhân dân Hưng Điền A có điều kiện tiếp thu một cách chọn lọc những cái hay, cái mới để không ngừng bổ sung, phát triển nền văn hóa của mình trên cơ sở giữ gìn những tinh hoa văn hoá cổ truyền của dân tộc. Hưng Điền cũng là một trong những nơi tiếp thu lý tưởng cộng sản sớm nhất trong vùng. Qua hơn 2 thế kỷ chế ngự thiên nhiên, chiến thắng địch họa, nhân dân Hưng Điền vẫn luôn thể hiện một sức sống mãnh liệt, bền bỉ, không ngừng tôi luyện và hun đúc nên những truyền thống tốt đẹp và những phẩm chất cao quý: lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự hào dân tộc sâu sắc, tinh thần đoàn kết, ý chí bất khuất chống ngoại xâm... Những truyền thống tốt đẹp ấy đã được hình thành, củng cố ở Hưng Điền từ những ngày đầu đi mở đất và đã phát huy rực rỡ trong 2 cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chính điều này là nhân tố quan trọng, là cội nguồn tạo nên sức mạnh quật khởi mãnh liệt để các thế hệ cư dân Hưng Điền (từ 1974 là Hưng Điền A) vượt qua mọi hy sinh, gian khổ, cùng cả nước đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, làm nên truyền thống một vùng đất anh hùng.

Ngành nghề truyền thống

Nghề cá: Nghề cá ở Hưng Điền nói chung phát triển rất mạnh vào những năm trước 1930. Cá bắt được chủ yếu làm khô, ủ mắm rồi đem bán sang Campuchia hoặc một số vùng lân cận khác. Việc khai thác nguồn thuỷ sản trên sông rạch cũng là một nguồn lợi đáng kể đối với một bộ phận dân cư. Thời gian sau này, do dân số tăng nhanh, nguồn lợi thuỷ sản cạn kiệt, mặt khác do môi trường sinh thái bị hủy hoại bởi các loại thuốc trừ sâu, phân hoá học nên hiện nay còn rất ít hộ sống bằng nghề này.

Nghề đương đệm: Cũng như nghề cá, nghề đương đệm ở Hưng Điền phát triển từ rất sớm. Một phần do vùng này ngày trước cây bàng mọc rất nhiều. Ngoài việc dùng bàng tại ruộng nhà đương đệm bán, người dân còn nhổ bàng đem bán cho nơi khác.

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh